Cập nhật: 9:7, 16/11/2020 Lượt đọc: 4395

Mách bạn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm rất phổ biến được bác sĩ chỉ định trong quá trình khám và điều trị bệnh. Dựa trên những kết quả thu được từ loại xét nghiệm này, các chuyên gia sẽ biết chính xác được các chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh, theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị. Bài viết dưới đây là những hướng dẫn để bạn hiểu cơ bản và có thể đọc kết quả xét nghiệm máu.

Mách bạn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

 

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm rất phổ biến được bác sĩ chỉ định trong quá trình khám và điều trị bệnh. Dựa trên những kết quả thu được từ loại xét nghiệm này, các chuyên gia sẽ biết chính xác được các chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh, theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị. Bài viết dưới đây là những hướng dẫn để bạn hiểu cơ bản và có thể đọc kết quả xét nghiệm máu.


12/10/2020 | Khám phụ khoa có cần xét nghiệm máu không?
24/09/2020 | MCV là gì - Chỉ số này có ý nghĩa gì trong xét nghiệm máu
01/09/2020 | MCV là gì? Những điều bạn nên biết về chỉ số MCV trong xét nghiệm máu
15/08/2020 | Tìm hiểm các loại xét nghiệm máu cơ bản nhất hiện nay

 

1. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

 

  • Glu (Glucose): Kết quả đánh giá lượng đường trong máu 

Giới hạn bình thường từ 4,1 - 6,1 mmol/l.

Trường hợp vượt quá giới hạn cho phép thì bạn có thể đang bị tăng hoặc giảm đường máu. Chỉ số vượt quá càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao. 

  • SGOT & SGPT: Chỉ số men gan

SGOT: Giới hạn bình thường từ 9,0 - 48,0 

SGPT: Giới hạn bình thường từ 5,0 - 49,0

Nếu cơ thể vượt quá những chỉ số giới hạn này đồng nghĩa với việc chức năng của gan đang bị suy yếu. Những trường hợp này cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Nên hạn chế những loại thức ăn, đồ uống khiến cơ thể khó hấp thu và làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, có thể kể đến như mỡ động vật, bia rượu hay các loại đồ uống có gas.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện những bất thường trong cơ thể
Xét nghiệm máu giúp phát hiện những bất thường trong cơ thể

  • Nhóm chỉ số mỡ máu: Cholesterol, triglyceride, hdl-choles, ldl-choles

Cholesterol: Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l 

Triglyceride: Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l 

HDL-Choles: Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l 

LDL-Choles: Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l 

Nếu những chỉ số trên vượt quá giới hạn có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và bệnh về huyết áp. 

Chỉ số cholesterol quá cao và LDL- Choles cao, kèm theo tình trạng huyết áp cao thì nguy cơ bị tai biến, đột quỵ là rất lớn.

Tuy nhiên, đối với chỉ số HDL-Choles thì ngược lại, đây là chỉ số mỡ tốt và nếu chỉ số này cao, có thể hạn chế gây xơ tắc mạch máu.

  • GGT: Gama globutamin

GGT là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Thông thường, chỉ số GGT trong máu là rất thấp, chỉ khoảng từ 0 - 53 U/L. Tuy nhiên, nếu gan của bạn đang phải làm việc quá sức, khả năng thải độc của gan kém thì sẽ dẫn tới tình trạng chỉ số GGT tăng cao và lâu dần sẽ xảy ra tình trạng suy gan. 

Đọc kết quả xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cung cấp nhiều chỉ số quan trọng

  • Ure (Ure máu)

Nếu trên mức 2.5 - 7.5 mmol/l, nghĩa là sự thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận gặp phải vấn đề. Bạn có thể đang mắc phải những bệnh về thận. 

  • Cre (Creatinin)

Giới hạn bình thường: Nam giới từ 62 - 120 umol/l, nữ giới từ 53 - 100 umol/l

Đây là kết quả của sự đào thải do thoái hóa creatin phosphat ở cơ, tùy thuộc vào khối lượng cơ. Lượng cre được lọc qua cầu thận và tiếp đó sẽ được thải ra nước tiểu. Đây được cho là thành phần đạm ổn định mà không phụ thuộc vào chế độ ăn. 

  • Uric (Acid Uric = urat)

Giới hạn bình thường: Nam từ 180 - 420 umol/l, nữ từ 150 - 360 umol/l.

Chỉ số acid uric trong máu tăng đồng thời nguy cơ mắc bệnh về thận, bệnh gout cũng tăng.

  • WBC (số lượng bạch cầu trong một thể tích máu)

Với người bình thường thì sẽ cho ra kết quả 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3. Nếu chỉ số này cao hơn, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, bạch cầu kinh, bạch cầu lympho cấp,... Nếu chỉ số thấp hơn, dễ có nguy cơ mắc nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin B, thiếu folate, viêm gan, HIV,...

  • Số lượng hồng cầu (RBC)

Trạng thái bình thường, Nam: 4.32 - 5.75 T/l, Nữ: 3.9 - 5.03 T/l). Nếu chỉ số này cao, cơ thể có thể đang bị mất nước, các bệnh lý về tim mạch, bệnh đa hồng cầu,... Nếu chỉ số này thấp hơn mức bình thường thì người bệnh có nguy cơ cao bị thiếu máu hoặc bệnh lupus ban đỏ,…

  • Lượng huyết sắc tố Hb

Giá trị của chỉ số này ở nam là (13.5 - 17.5 g/dl) còn ở nữ là (12 - 15.5 g/dl) thì được cho là chỉ số bình thường. Nếu chỉ số này tăng, người bệnh có thể bị mất nước hoặc mắc một số bệnh về tim, phổi. Nếu chỉ số này thấp thì người bệnh có thể đang bị thiếu máu, chảy máu, hoặc gặp phải các phản ứng gây tan máu.

  • Khối hồng cầu (HCT)

Giới hạn chỉ số hồng cầu là 37 - 51%.

Chỉ số này tăng khi trong cơ thể xảy ra chứng rối loạn dị ứng, người hút thuốc lá nhiều, tăng hồng cầu, mắc bệnh phổi mạn tính,…

Chỉ số này giảm khi người bệnh mất máu, bị thiếu máu, hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén.

Xét nghiệm máu rất cần thiết đối với mẹ bầu 
Xét nghiệm máu rất cần thiết đối với mẹ bầu 

  • Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu (WBC)

Chỉ số được cho là bình thường: 3.5 - 10.5 G/L.

Chỉ số tăng do tình trạng viêm nhiễm, mắc các bệnh máu ác tính, bệnh bạch cầu,...

Chỉ số giảm do giảm sản hoặc suy tủy, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,...

  • Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu (PLT)

Tiểu cầu có tuổi thọ trung bình khoảng 5 đến 9 ngày và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Chỉ số giới hạn: 150 đến 450 G/l.

Nếu chỉ số này quá thấp có thể dẫn tới tình trạng chảy máu.

Nếu chỉ số tiểu cầu quá cao có thể dẫn tới hình thành những cục máu đông và làm cản trở mạch máu, tắc mạch máu gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hay tắc nghẽn mạch phổi,...

2. Những lưu ý khi xét nghiệm máu

Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ chỉ cần lấy một lượng máu rất nhỏ và thường bệnh nhân sẽ không bị khó chịu hoặc quá mệt mỏi. Một số trường hợp cũng có thể thấy hơi chóng mặt trong khi hoặc sau khi lấy máu. 

Bác sĩ sẽ giúp bạn đọc kết quả máu một cách chính xác nhất
Bác sĩ sẽ giúp bạn đọc kết quả máu một cách chính xác nhất

Sau khi lấy máu, bạn có thể thấy xuất hiện những vết bầm nhỏ ở chỗ kim tiêm đâm vào, có cảm giác đau nhưng hoàn toàn không nguy hiểm và nó sẽ mờ dần đi sau vài ngày. 

Cũng như các vết thương khác, nếu không giữ vệ sinh, bạn có thể bị nhiễm trùng có thể phát triển nơi kim tiêm đâm vào. Vì thế cần đặc biệt lưu ý và nếu gặp phải những biểu hiện khác thường thì bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết để bạn hiểu và có thể đọc kết quả xét nghiệm máu một cách cơ bản nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.



Online: 5
Hôm nay: 86
Hôm qua: 148
Tháng này: 22,096
Tháng trước: 24,305

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUẬN TÂN PHÚ

Địa chỉ: 70A Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 54088300

Email: tanphu@tphcm.gov.vn




Tập đoàn công nghệ Quảng Ích